Hiện nay, việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, văn hoá, nghệ thuật dân tộc đang được nhiều người quan tâm. Trong đó, sự phát triển các loại hình âm nhạc dân gian, âm nhạc truyền thống cũng đang được đề cao. Nếu bạn có đam mê với những nhạc cụ dân tộc hay muốn thử một lần trải nghiệm, bạn có thể lựa chọn các nhạc cụ dễ học, dễ chơi và có thể biến tấu đa dạng trong nhiều tình huống khác nhau.
Sau đây, hãy cùng điểm qua 5 trong số những nhạc cụ dân tộc dễ chơi, dễ học và phổ biến nhiều nhất hiện nay.
1. Đàn tranh
Là loại đàn tương đối phổ biến trong số những nhạc cụ dân tộc của các nước Á Đông. Đàn tranh xuất hiện ở Việt Nam, Trung Quốc và cả Hàn Quốc,…
Tại Việt Nam, đàn tranh xuất hiện từ thế kỷ thử XI đến XIV với 15 dây đàn. Do đó, đàn tranh còn có tên gọi khác là: Thập lý huyền cầm.
Đàn tranh thường được làm bằng gỗ ván ngô đồng, trang bị ngựa đàn ở giữa để gác dây và di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Ngoài ra, dân đàn bằng kim loại có nhiều kích cỡ và số dây đàn cũng đa dạng từ 16 – 25 dây.
Đàn tranh là loại nhạc cụ tương đối dễ học và phù hợp với mọi lứa tuổi. Thông thường, để chơi được một bản nhạc có độ khó ở mức tương đối, một người chỉ cần dành ra khoảng 2 đến 3 tháng đầu tiên là đã có thể chơi thành thục loại nhạc cụ dân tộc này.
Nếu muốn theo đuổi bộ môn này ở mức độ chuyên nghiệp, bạn cũng có thể học đầy đủ 9 cấp độ của đàn tranh tại các lớp học có sự hỗ trợ của các thầy cô giảng viên.
2. Sáo trúc
Khi nhắc đến những nhạc cụ dân tộc, sáo trúc chắc chắn sẽ được nhiều người nhắc đến bởi tiếng sáo đã gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam từ hàng trăm năm.
Sáo trúc cũng là một trong số các loại nhạc cụ dân tộc phổ biến và được sử dụng rộng rãi bởi giới trẻ hiện nay. Bạn chỉ cần một cây sáo với giá khoảng 150.000 đến 250.000 (VNĐ) là đã đủ để tự tập hoặc tập luyện cùng bạn bè hoặc tập theo hướng dẫn trên mạng.
Các vật liệu để làm nên một cây sáo trúc cũng rất thân thiện và dễ tìm. Thông thường là các loại tre, trúc có đường kính khoảng 1.5cm và chiều dài tầm 30cm. Để phát ra âm thanh, thân ống được khoét một lỗ thổi với 6 đến 10 lỗ bấm.
Nếu học sáo trúc chuyên nghiệp, bạn có thể tham gia độc tấu nhiều bài hát, hoặc phối hợp cùng nhiều dàn nhạc để cùng hòa tấu trong những ca khúc cổ truyền, giao hưởng,….
3. Đàn bầu
Được biết đến với nhiều cái tên như “độc huyền cầm”, “đàn xẩm”,…đàn bầu là một trong những nhạc cụ dân tộc mang đậm dấu ấn văn hoá Việt.
Đàn bầu thường có hai loại: đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Chỉ với một dây duy nhất dạy dọc thân đàn (được làm bằng tơ tằm hoặc dây sắt), âm thanh của đàn bầu đã thể hiện được sự sâu lắng, ngọt ngào và cuốn hút đến lạ thường.
Đàn bầu xuất hiện ở hầu hết các sân khấu nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là dân ca Bắc Bộ. Đây cũng là một trong số nhiều các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam tương đối dễ học đối với nhiều người.
Thông thường, bạn chỉ cần khoảng 3-6 tháng là đã có thể chơi thuần thục bộ môn này. Nếu bạn nắm được và hiểu kỹ các thông số cơ bản và hoạt động của đàn, thời gian bạn làm chủ được bộ môn này chỉ trong thời gian ngắn.
4. Đàn tỳ bà
Xuất hiện trong cả văn hoá truyền thống Việt Nam và Trung Quốc, đàn tỳ bà cũng đang là một trong những nhạc cụ dân tộc hay, rất đáng cho bạn trải nghiệm nếu muốn thử sức với các nhạc cụ truyền thống.
Về ngoại hình, bàn tỳ bà thường được chạm trổ cầu kỳ, cần đàn có thể gắn 4 miếng ngà cong được gọi là “Tứ Thiên Vương”. Đàn tỳ bà thường có chiều dài từ 95 – 100 cm, các phím đàn thường được làm từ các vật liệu thân thiện như gỗ, tre để tạo ra âm thanh có cao độ và trường độ khác nhau.
Đàn tỳ bà cũng được xem là một trong số nhiều loại nhạc cụ truyền thống dân tộc Việt Nam dễ học cho những người mới chơi. Tuy nhiên, bạn cần xác định mục đích học đàn của mình là gì, phương pháp học ra sao để quá trình học được nhanh và hiệu quả nhất.
Một lưu ý dành riêng cho bạn đó là, bạn nên học cách gõ nhịp trước khi chơi ngay, từ đó, sau khi đàn, bạn sẽ có nhịp khá chắc chắn và chơi đàn dễ dàng hơn.
5. Đàn T’Rưng
Đàn T’Rưng cũng là một trong số những nhạc cụ dân tộc nổi tiếng có xuất xứ từ Tây Nguyên. Âm thanh từ đàn T’Rưng chắc chắn đã gây ấn tượng sâu sắc với mỗi người nghe bởi tiếng đàn trong trẻo, dễ nghe. Bạn chắc chắn sẽ nhớ đến vùng đất Tây Nguyên bạt ngàn, những thác nước trong xanh mỗi khi nghe tiếng đàn này.
Đàn T’Rưng được thiết kế với 5 – 7 ống rỗng (một số loại đàn có thể có tới 16 ống) có độ dài khác nhau, từ đó các âm sắc cũng sẽ ít nhiều thay đổi. Các ống sẽ được nối với nhau thông qua 2 dây song song và người chơi sẽ dùng dùi (bọc vải) để gõ lên các ống tre.
Trong số những nhạc cụ dân tộc truyền thống phổ biến, đàn T’Rưng rất dễ học bởi bạn chỉ cần đánh đàn theo nhịp bài hát là đã rất tốt. Ngoài ra, nếu bạn có thể chơi bàn T’Rưng chuyên nghiệp, bạn có thể tham gia vào các dàn nhạc để tạo nên những bản nhạc mang đậm tính hùng ca Tây Nguyên.
Tham khảo thêm: Bảng Chữ Cái Trong Âm Nhạc
6. Tham khảo thêm các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam khác
5 nhạc cụ dân tộc kể trên không phải là những nhạc cụ duy nhất của các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, mà nó được kể đến là 5 loại nhạc cụ dân tộc dễ học – dễ chơi và phổ biến nhất hiện nay. Sau đây là danh sách bổ sung các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống mà bạn có thể tham khảo, gồm có:
- Đàn đá
- Đàn đáy
- Đàn nguyệt
- Đàn cò (hay còn được biết đến với cái tên: Đàn nhị)
- Đàn tam
- Đàn tam thập lục
- Đàn tứ
- Kèn bầu
- Mõ
- Phách
- Sênh tiền
- Song lang
- Tiêu
- Trống cơm
- Trống đế
- Trống cái
Với bài viết trên, ACE Music đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin về 5 trong số những nhạc cụ dân tộc được nhiều người đánh giá là dễ chơi và phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn có niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống, đừng ngần ngại theo đuổi giấc mơ và hãy mang các bộ môn nhạc cụ dân tộc truyền bá rộng rãi khắp mọi nơi, góp phần phát triển làm cho chúng không bị mai một theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm: Khóa nhạc – Khóa Fa – Khóa Sol
Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.
CÔNG TY TNHH ÂM THANH NHẠC CỤ ACE
Hotline: 0931 309 730 – 0909 168 742
Hotline khóa học âm nhạc: 0938 198 262
Địa chỉ: 70 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM