Âm nhạc không chỉ đơn thuần là thứ âm thanh tưởng chừng như vô nghĩa mà nó là linh hồn, là nỗi niềm, là những tình cảm chất chứa qua từng cung bậc thăng trầm trên từng nốt nhạc. Có phải chăng âm nhạc là thứ thần dược luôn luôn hiệu nghiệm với tất cả những tâm hồn tưởng chừng như nhạy cảm nhất.
Âm nhạc có thể mang đến niềm vui, cũng như mang đến những giọt nước mắt. Âm nhạc có thể diễn tả được cảm xúc mà người chơi nhạc muốn thể hiện, cũng như âm nhạc có cách riêng của nó để len lỏi và đánh động những tâm hồn tưởng chừng như đã chết dần chết mòn trong cuộc sống đầy vô vị này.
Âm nhạc đôi khi lại trở thành những động lực, những lời động viên mạnh mẽ nhất dành cho những tâm hồn yếu đuối, hay là những tâm hồn đang cần lắm những lời động viên chia sẻ, để đủ sức vượt qua tất cả những gian lao cũng như những gian khó hiểm nguy.
Âm nhạc còn là thứ vũ khí chết người, có thể làm cho những binh lính tưởng chừng như hùng mạnh nhất, mất hết cả sĩ khí chiến đấu. Nào có thể quên vô số những trận chiến mà người tướng lãnh đã sử dụng âm nhạc để làm lung lạc cũng như đánh tan quân giặc chỉ bởi những bản hùng ca đầy bi tráng, hay bởi những bản nhạc gợi nhớ về gia đình và quê hương, chất chứa đầy những niềm cảm xúc cũng như khơi gợi lên vẻ đẹp của hai chữ “Hòa bình” thiêng liêng.
Và khi con người chúng ta trở lên mất mát về mặt linh hồn cũng như thế chất, thì còn gì có thể thay thế cho điều đó mà có thể sánh bằng âm nhạc. Bethoveen đã dùng âm nhạc để thay cho “đôi mắt” và “đôi tai”, hay nhà soạn nhạc hiện đại Stevie Wonder tuy bị mù bẩm sinh, nhưng vẫn trở thành nhà soạn nhạc và ca sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới…
Âm nhạc vượt qua cả những ý nghĩa của nó, biến những điều bình thường trở nên vô cùng đặc biệt, biến những việc tưởng chừng như không thể thành có thể, biến những điều đặc biệt trở nên những việc vượt xa khỏi trí tưởng tượng của chúng ta.
Hãy mang âm nhạc đến cho tâm hồn của chúng ta và cho cả những người bạn của chúng ta nữa, và hãy xem, âm nhạc thay đổi chúng ta như thế nào!